Giới thiệu về loài sâm Ngọc Linh Quảng Nam và vùng phân bố

Tìm hiểu sơ bộ về sâm Ngọc Linh Quảng Nam

1. Giới thiệu về sâm Ngọc Linh 

Sâm Ngọc Linh là loài thân thảo, có tên khoa học là Panax vietnamensis thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Ngoài ra, còn có một số tên gọi khác là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm). Củ ngải rọm con hay cây thuốc dấu của đồng bào dân tộc sống xung quanh chân núi Ngọc Linh. 

Cây sâm Ngọc Linh được biết đến chính thức đầu tiên ở Việt Nam vào ngày 18/3/1973 bởi dược sỹ Đào Kim Long, Nguyễn Châu Giang và Nguyễn Thị Lê ở đới độ cao 1.800 thuộc dãy Ngọc Linh và đặt tên là Panax articulatus Kim Long Đào. Đến năm 1985, tiến sĩ Hà Thị Dụng và giáo sư Grushvisky đã xác định đây là một loài nhân sâm mới của thế giới và đặt tên khoa học là Panax vietnamensis Ha et Grushv, thường được gọi là sâm Việt Nam.


Sâm Ngọc Linh còn được gọi với cái tên khác như sâm Khu 5, củ ngải Rọm


2.Vùng phân bố của sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh là cây bản địa đặc hữu của núi rừng Ngọc Linh, và chỉ có 9 xã nằm xung quanh đỉnh Ngọc Linh thuộc 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum và tại 2 tỉnh cũng chỉ có 3 huyện với 9 xã là Trà Linh, Trà Nam (huyện Trà My - tỉnh Quảng Nam), Ngọc Linh, Mường Hoong (huyện Đắk Glei - tỉnh Kon Tum) và Măng Ri, Ngọc Lây, Ngọc Yêu, Tê Xăng, Đắk Na (huyện Tu Mơ Rông - tỉnh Kon Tum) là có sâm Ngọc Linh. 

Sâm Ngọc Linh phân bố chủ yếu trên vùng núi Ngọc Linh Quảng Nam


Đã có nhiều kiểm nghiệm về việc di thực giống sâm Ngọc Linh, nhưng khi đem trồng ở các vùng khác có cùng điều kiện thổ nhưỡng, cây sâm vẫn không phát triển. Như vậy có thể thấy được rằng sâm Ngọc Linh là cây bản địa Việt Nam, đặc hữu của vùng núi Ngọc Linh.
Giới thiệu về loài sâm Ngọc Linh Quảng Nam và vùng phân bố Giới thiệu về loài sâm Ngọc Linh Quảng Nam và vùng phân bố Reviewed by truong on 7:11 PM Rating: 5

No comments:

Powered by Blogger.